Với hiện trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm khói bụi đáng lo ngại như hiện này. Thì “bụi mịn” được nhắc đến khá nhiều. Tuy nhiên, vẫn nhiều người chưa hiểu rõ “bụi mịn là gì”. Những tác hại của bụi mịn đối với sức khỏe con người ra sao.
Hãy cũng với Thiên Phúc Tech tham khảo bài viết này
Bụi mịn là gì?
Theo WHO, ô nhiễm không khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn trong không khí. Các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Thực chất, bụi mịn là các phân tử vô cơ hoặc hữu cơ bay lơ lửng trong không khí, thường có nguồn gốc từ bụi, đất, bồ hóng, chủ yếu thông qua việc đốt cháy các nhiên liệu hữu cơ trong quá trình hoạt động công nghiệp hoặc khói thải từ các phương tiện giao thông. Ngoài ra bụi mịn còn gọi tắt với cụm từ PM – Particulate Matter
Kích thước của các hạt bụi mịn rất đa dạng, từ những hạt có thể nhìn bằng mắt thường đến những hạt ta không thể nhìn thấy (vô hình). Kích thước của chúng được phân biệt theo đơn vị tính µm (micromet).
Bụi mịn xuất hiện từ đâu?
Bụi mịn có thể là các hạt rắn như bụi bẩn, bồ hóng, khói, có thể được hình thành từ các hiện tượng tự nhiên nhưng chủ yếu là do hoạt động đốt cháy của con người. Các nguồn sinh ra bụi mịn bao gồm:
– Hoạt động của núi lửa, cháy rừng.
– Hoạt động của các nhà máy công nghiệp, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện, nhà máy công nghiệp nặng.
– Khí thải từ các phương tiện giao thông.
– Đun bếp củi hoặc đốt rơm rạ vào mùa gặt.
– Hoạt động của các công trình xây dựng.
– Do chất thải khi phân hủy các chất hữu cơ.
– Tại các mỏ khai thác và khu chế biến các loại đá, quặng.
Phân biệt các loại bụi mịn
Như đã đề cập ở trên, chỉ số phía sau PM ám chỉ kích thước của hạt bụi mịn, cụ thể:
Bụi mịn PM10:
Những hạt bụi có kích thước từ 2.5 – 10µm
Để tưởng tượng độ nhỏ của những hạt bụi này, hãy lấy kích thước của sợi tóc bạn làm minh hoạ. Đường kính của sợi tóc của bạn chỉ là 50 – 70µm, thế nên PM10 cũng khó để chúng ta có thể thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, các hạt này chỉ tích tụ trên phổi nên mức độ nguy hiểm không cao bằng PM2.5.
Bụi mịn PM2.5
Những hạt bụi có kích thước từ 1.0 – 2.5µm
Đây là loại bụi mịn được nhiều người cảnh báo nguy hiểm nhất bởi vì chúng có khả năng thâm nhập vào đường máu thông qua việc hít thở. Ngoài ra, có một số phân tử bụi vốn có độc tính, thế nên nhờ việc thâm nhập sâu vào máu nên có thể gây ra nhiều đến cơ thể của chúng ta.
Bụi siêu mịn PM1.0
Gần đây, nhiều nhà khoa học có phát hiện ra sự tồn tại của các phân tử được gọi là bụi siêu mịn, hay là PM1.0. Những hạt bụi siêu mịn này có kích thước nhỏ đến mức kinh ngạc (nhỏ hơn 1.0µm), và chúng có thể tấn công phế nang một cách dễ dàng. Vì kích thước nhỏ, các phân tử này có khả năng tác động mạnh lên tế bào hay ADN của cơ thể người.
Tác hại của bụi mịn đến sức khoẻ
Ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề hô hấp
Nếu thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bụi mịn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề hô hấp. Cụ thể như: viêm phế quản mãn tính, suy nhược cơ thể, hen suyễn, nghiêm trọng hơn đó chính là ung thư phổi (đây là căn bệnh khiến dân số nước ta giảm mạnh qua từng năm).
Gây hại đến các cơ quan khác
Cơ quan hô hấp là nơi tiếp nhận, cũng như là nơi hứng chịu “nặng nề” nhất, thì các cơ quan khác cũng ảnh hưởng không kém vì nó xâm nhập trong cơ thể chúng ta mà, nếu bạn tiếp xúc lâu dài bụi mịn có thể chuyển hoá chúng thành các bệnh lí nghiêm trọng mà ta không thể kiểm soát được.
Gây ảnh hưởng đến tế bào phân tử ADN
Một trong những tác hại nguy hiểm của bụi mịn đó chính là tấn công vào phân tử gốc ADN của chúng ta. Và khi AND thay đổi thì sẽ hình thành nguy cơ đột biến cho cơ thể, ảnh hưởng đến sinh sản sau này cũng như hình thành các khối ung thư trong cơ thể.
Nhồi máu cơ tim
Với kích thước siêu nhỏ của nó, bụi mịn dễ dàng lọt qua các vách ngăn khí, tấn công trực tiếp vào hệ tuần hoàn máu. Điều này ảnh hưởng nghiệm trọng đến mạch. Có thể gây ra tắc nghẽn mạch máu, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim.
Gây dị ứng, mắc các bệnh lý về da, tai, mắt
Bụi mịn mang theo vi khuẩn và xâm hại các bộ phận trên cơ thể chúng ta như: da, mắt và tai… Với những vùng da nhạy cảm, đặc biệt là mắt. Dẫn đến các nguy cơ bị dị ứng, ngứa. Tuy điều này không nguy hiểm đến sức khỏe chúng ta nhưng gây ra cảm giác khó chịu. Lâu ngày cũng thành bệnh
Gây hại đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tiếp xúc nhiều với bụi mịn làm tăng khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.
Cách phòng tránh, hạn chế bụi mịn
Chúng ta đã thấy sự nguy hiểm nghiêm trọng của bụi mịn cũng như ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta như thế nào rồi. Thì sau đây là cách bạn có thể hạn chế, bảo vệ gia đình bạn khỏi ô nhiễm không khí.
Đeo khẩu trang N95
Đây là biện pháp hữu hiệu nhất, giảm kể lượng khói bụi từ ô nhiễm môi trường mà còn đơn giản và tiện lợi.
Bạn nên trang bị cho gia đình bạn khẩu trang để khi đi ra ngoài, đặc biệt loại khẩu trang N95, với công nghệ tiên tiến có thể lọc được bụi mịn PM2.5, đây là cách tối thiểu để giảm tránh bụi mịn cho gia đình bạn.
Sử dụng các thiết bị lọc không khí
Không phải bạn ở nhà là có thể tránh được bụi mịn. Vì bụi mịn rất nhỏ, bạn không thể thấy được. Vậy nên khi ở nhà, bạn cũng nên trang bị cho gia đình mình 1 chiếc máy lọc không khí để tăng chất lượng không khí.
Hiện nay, các máy lọc không khí được trang bị các màng lọc hiện đại để thể lọc được bụi bẩn, dù là nhỏ nhất. Đặc biệt lọc được bụi siêu mịn PM2.5 và PM10
Ngoài ra, bên cạnh việc sử dụng một chiếc máy lọc không khí, thì bạn nên trang trí thêm các cây xanh, theo như được biết thì cây xanh có thể lọc không khí, tuy không bằng hiệu suất của máy lọc không khí những nó giúp bạn cải thiện phần nào.
Đọc thêm: Công dụng tuyệt vời của máy lọc không khí mà bạn chưa biết
Sử dụng các phương tiện giao thông hợp lí
Để giảm thiểu một phần khói bụi, khi tham gia giao thông, cụ thể khi dừng đèn đỏ, tắt máy để giảm lượng khói được thải ra từ phương tiện. Nếu như ai cũng như thế, thì lượng khói bụi sẽ được giảm một phần đáng kể đấy.
Hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm tải lượng khói bụi phát sinh.
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên
Ngoài ra bạn cần vệ sinh nhà cửa thường xuyên, để làm sạch nhà cửa giảm tích tụ bụi bẩn. Như thường xuyên vệ sinh ga giường, thảm sàn. Bạn có thể sử dụng các máy hút bụi, robot lau nhà hút bụi, máy lau nhà, cây lau nhà để tăng hiệu quả làm sạch.
Qua bài viết trên, bạn có thể hình dung được bụi mịn là gì, những tác hại của nó đến với sức khỏe chúng ta. Để có những biện pháp kịp thời ngăn chặn, hạn chế chúng.
Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Đọc thêm: Công nghệ Plasmacluster Ion là gì? Công dụng ra sao