Chắc hẵn bạn đã nghe nhiều về nhà thông minh, bạn muốn trãi nghiệm những tiện ích hiện đại của nhà thông minh. Chỉ qua hệ thống hay bộ xử lý trung tâm là bạn có thể điều khiển và ra lệnh cho các thiết bị thông minh trong căn nhà của bạn.
Hiện này hệ thống nhà thông minh có 2 loại là hệ thống không dây và có dây. Qua bài viết này, Thiên Phúc Smarthome sẽ giúp bạn tìm hiểu và so sánh giữa 2 hệ thống này để bạn hiểu rõ hơn và lựa chọn hệ thống nào cho phù hợp.
Hệ thống Smarthome có dây
Đối với việc thiết kế, lắp đặt hệ thống Smarthome có dây thì tất cả các thiết bị như công tắc, cảm biến, điều khiển âm thanh…sẽ bắt buộc phải có dây điện hoặc dây mạng hay còn gọi là dây LAN được kết nối trực tiếp từ thiết bị điện dẫn về bộ điều khiển trung tâm. Để bạn có thể dễ dàng điều khiển thông qua thiết bị trung tâm.
Trên thị trường nhà thông minh ở Việt Nam hiện nay có các chuẩn kết nối dây hiện hành thường hay sử dụng: KNX (KNX là gì?), Smart Bus, Rs485, Rs232.
Ưu điểm
Nhanh & ổn định: Khi lắp hệ thống nhà thông minh, tiêu chí ổn định và nhanh là một trong những tiêu chí quan trọng. Và lắp có dây đảm bảo được điều đó, vì tất cả các tín hiệu được nối trực tiếp với nhau qua dây. Và khi ra lệnh, điều khiển các thiết bị thông minh sẽ ít có độ trễ hơn.
Đảm bảo kết nối cho công trình lớn: Với những công trình lớn, tòa nhà cao tầng thì lựa chọn phương thức có dây là hợp lý. Khi sử dụng có dây thì có thể kéo dây đến bất cứ vị trí nào. Còn khi sử dụng không dây thì không cần kéo nhưng độ phủ thì lại có giới hạn.
Khả năng tải lớn: Khả năng tải lớn là khả năng có thể chịu được nhiều thiết bị hoạt động trong cùng 1 thời điểm. Và đương nhiên thì trong hệ thống nhà thông mình có rất nhiều thiết bị, chưa kể các công trình lớn thì còn chứa nhiều hơn nữa.
Tránh rủi ro chập điện: Cũng liên quan đến khả năng về tải phía trên. Do mạch có dây tín hiệu đi mạnh mẽ, ổn định. Nên cũng tránh được khả năng chập điện, treo hệ thống, hoặc mất tín hiệu kết nối giữ các thiết bị với nhau.
Nhược điểm
Phải đục tường đi dây: Nếu ngôi nhà, công trình đang trong quá trình xây dựng thì bạn có thể di dây song song. Tuy nhiên, nếu ngôi nhà, công trình đã hoàn thiện thì đi bạn phải đục tường, đi dây. Điều này có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ căn nhà.
Thời gian và kỹ thuật thi công:
Việc thi công lắt đặt hay bảo trì hệ thống Smarthome có dây phải tốn nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, kỹ thuật thi công cũng đòi hỏi đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm cao, việc thay thế bảo trì cũng khó khăn hơn. Nến chi phí lắp đặt và bảo trì hệ thống cũng cao hơn.
Chi phí cao: Do khối lượng dây khi thi công khá nhiều, mỗi thiết bị phải đi dây tín hiệu riêng biệt, được kéo về tủ trung tâm khiến hệ thống trở nên cồng kềnh. Do đó, chi phí lắp đặt sẽ cao hơn.
Việc thay đổi, nâng cấp và bảo trì sẽ rất khó khăn: Nếu bạn lắp đặt hệ thống có dây thì ngay từ đầu bạn phải tính toán thật kỹ, lên các phương án thi công ngay từ đầu. Vì sau này việc thay đổi, nâng cấp hay bảo trì đều rất khó khăn.
Các thiết bị Smarthome khác hãng không kết nối tốt với nhau
Hiện nay có rất nhiều hàng Smarthome cung cấp nhiều thiết bị khác nhau. Nếu như bạn lắp đặt cùng 1 hãng thì dễ dàng kết nối với nhau, ngược lại nếu các thiết bị thông minh khác hãng thì việc kết nối sẽ không tốt, không ổn định.
Hệ thống Smarthome không dây
Khác với hệ thống có dây, với hệ thống không dây, các thiết bị trong ngôi nhà của bạn sẽ được truyền tín hiệu điều khiển qua mạng không dây như Z-Wave, Zigbee, Wifi, Bluetooth, RF,… Đây là những mạng không dây phổ biến dành cho smarthome và là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình vì sự tiện lợi.
Ưu điểm
Chi phí rẻ hơn: Do không cần phải đi dây phức tạp, và lắp đặt khá dễ dàng nên chi phí, giá thành nhà thông minh không dây rẻ hơn so với hệ thống có dây.
Dễ dàng lắp đặt, không ảnh hưởng đến hạ tầng điện của ngôi nhà: Vì là không dây nên cho dù công trình, ngôi nhà của bạn đang xây hay đã hoàn thiện thì cũng không cần đục tường, thay đổi hạ tầng, hệ thống dây điện cũ.
Dễ dàng thay đổi, nâng cấp và bảo trì: Do không có nhiều dây phức tạp, nên việc thay đổi, nâng cấp và bảo trì rất dễ dàng, bạn cũng không cần phải can thiệp vào hạ tầng điện.
Thời gian thi công nhanh chóng: so với hệ thống có dây, hệ thống không dây sẽ giảm được thời gian và chi phí của việc đi dây tín hiệu.
Nhược điểm
Vì là hệ thống không dây nên thường không ổn định hơn. Tuy nhiên, tùy vào số lượng thiết bị và chọn loại sóng kết nối có thể rất ổn định.
Một số thiết bị cần thay pin: Một số thiết bị cần phải thay pin trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, thời lượng thường thì khoảng 2 năm mới thay 1 lần.
Hiện này sự phát triển công nghệ ngày còn vượt bậc, việc lắp đặt các thiết bị nhà thông minh không dây hay có dây để trở nên dễ dàng hơn.
Qua bài viết này, bạn có thể tìm hiểu được những ưu và nhược điểm lắp nhà thông minh không dây hay đi dây. Tùy vào mục đích, công trình lớn hay nhỏ mà bạn có thể lựa chọn hệ thống cho phù hợp với mình.
Bạn cần tư vấn Nhà thông minh, hãy liên hệ với Smarthome Thiên Phúc để được tư vấn và báo giá nhiệt tình.
Hotline
0931.929.717Thông tin liên hệ
40 Phạm Cự Lượng, Đà Nẵng
Chat Facebook: @thienphuctech
Chat Zalo: @0931.929.717