Home Assistant là gì? Tìm hiểu tính năng và ứng dụng trong nhà thông minh

Nhà thông minh là hệ thống có thể điều khiển được các thiết bị điện thông minh trên điện thoại, máy tính. Và để làm được điều đó thì cần có một mã nguồn, nền tảng. Và Home Assistant là phần mềm điều khiển nhà thông minh mã nguồn mở. Nó có thể đảm bảo được quyền riêng tư của người dùng và hoàn toàn miễn phí khi sử dụng.

Và hôm nay, Thienphuctech sẽ giới thiệu cho các bạn tìm hiểu nền tảng miễn phí này. Hãy cùng tham khảo Home Assistant là gì, nó được ứng dụng trong nhà thông minh như thế nào.

Home Assistant là gì

Home Assistant là gì?

Home Assistant còn được gọi là “HA” hay “HASS” là một nền tảng quản lý nhà thông minh được lập trình bằng ngôn ngữ Python. Nó có thể chạy trên mọi nền tảng hệ điều hành và quản lý ngôi nhà thông minh qua giao diện web hay qua app trên smartphone.

Home Assistant có 2 phiên bản. Phiên bản “Home Assistant” hay “Home Assistant Core” là thành phần cốt lõi nhất, có thể cài đặt lên bất kỳ nền tảng hệ điều hành nào giống như một phần mềm máy tính.

Là phần mềm mã nguồn mở, Home Assistant tương thích với hầu hết mọi thiết bị nhà thông minh. Cho phép bạn kết nối các thiết bị, dữ liệu lại với nhau. Sau đó bạn có thể cấu hình để các thiết bị làm việc theo nhu cầu, lệnh của bạn. Nó tương tự như IFTTT (if this then that – Nếu…thì…- công cụ để tự động hóa các thao tác). Nếu có chuyển động thì đèn sáng

Chức năng chính của Home Assistant

Khi bạn quyết định lắp đặt hệ thống nhà thông minh, chắc bạn cũng biết có rất nhiều hãng sản xuất các thiết bị thông minh. Xiaomi sản xuất rất nhiều thiết bị, đầy đủ tính năng, giá rẻ mà hoạt động bền bỉ, hay Broadlink với những thiết bị thông minh điều khiển thay thế cho remote tivi, máy lạnh, quạt… rất hữu ích và chi phí cực tốt. Không chỉ riêng gì 2 hãng trên, còn các hãng nổi tiếng như Google, Apple với những thiết bị thông minh hiện đại, tiên tiến. Nhưng có một hạn chế là các thiết bị của các hãng này không liên kết với nhau. Mỗi hãng có một phần mềm riêng. Ví dụ như Xiaomi có Mi Home, Broadlink có IHC…điều này dẫn đến không thể tương tác qua lại thiết bị giữa các hãng.

Home Assistant giúp kết nối thiết bị của các hãng lại với nhau để dễ dàng quản lý một cách thống nhất. Home Assistant đã có thể kết nối hơn 1500 thiết bị của hàng trăm hãng cũng cấp thiết bị lại với nhau, bạn có thể tham khảo thêm tại đây: https://www.home-assistant.io/integrations/

Ngoài ra, Home Assistant còn có thể mở rộng chức năng một cách dễ dàng, hay tạo ngữ cảnh cực kỳ thuận tiện và có thể tương tác với tất cả các hãng với nhau

Home Assistant và Hass.io

Home Assistant còn được gọi là “HA” hay “HASS” nhiều người hay nhầm với Hass.io. Vậy nó có khác nhau không. Câu trả lời là CÓ

Home Assistant là một mã nguồn mở để quản lý hệ thống. Còn Hass.io không phải một hệ thống hoàn chỉnh, nói nôm na nó giống như một các mô đun hơn, nó được cài đặt và nằm trong Home Assistant, có nhiệm vụ giúp bạn quản lý các chức năng của hệ thống hay cài đặt thêm chức năng cho Home Assistant chỉ với 1,2 cú click chuột, bạn có thể tham khảo thêm về Hass.io tại https://hass.io

Giao diện chính của Home Assistant
Giao diện chính của Home Assistant

Ứng dụng Home Assistant trong nhà thông minh

Giám sát

Home Assistant sẽ theo dõi và giám sát tất cả các thiết bị điện thông minh trong nhà bạn. Miễn sao các thiết bị đó nằm trong danh sách được Home Assistant hỗ trợ.

Hiện nay, nền tảng này đã hỗ trợ hơn 1500 thiết bị từ các hãng chuyên sản xuất thiết bị thông minh như: Nest, IFTTT, Google, Hue, MQTT, Wemo, KODI, Plex, IKEA, vera, Arduino, Adobe, Amazon, Apple, Asus, Cisco, D-Link, Facebook, Huawei, LG, Microsoft,… Trong số đó có những cái tên rất nổi tiếng như Amazon Echo, Facebook Messenger, Google Cast, Google Assistant, phần mềm xem video MPC-HC, Kodi, tivi Netcast của LG, smartTV của Apple, smart TV của Samsung, hệ thống đèn thông minh Philips Hue Light, hệ thống khóa cửa của Adobe, MQTT, Vera, Tesla,…

Bạn có thể tìm thấy danh sách đầy đủ những thiết bị này trên trang chủ của nền tảng.

Điều khiển

Khi kết nối các thiết bị với nhau, Home Assistant giúp bạn điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà trên điện thoại hoặc máy tính một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đặc biệt, nền tảng này không lưu trữ bất kỳ dữ liệu nào của người dùng trên máy chủ, vì thế đảm bảo tính riêng tư khá cao.

Tự động hóa

Bạn có thể thiết lập các thiết bị của bạn hoạt động một các tự động hóa. Làm cho cuộc sống của bạn tiện ích và hiện đại hơn

Ví dụ:

Sáng 6h rèm tự động mở ra để bạn đón ánh nắng bình minh.

Khi bạn đi làm, thì đèn tự tắt, rèm đóng, tivi, máy lạnh tự tắt.

Khi bạn về nhà thì đèn tự động bật dựa vào cảm biến chuyển động

Sau 23h tối tất cả các đèn đều tắt.

Sau 23h tối nếu phát hiện kẻ gian đột nhập thì đèn tự bật sáng, thông báo về điện cho thoại cho bạn, hoặc hú còi báo động…

Tất cả điều trên đều tự động hóa cả, bạn không chỉ việc setup ban đầu thôi.

Có thật sự cần Home Assistant trong nhà thông minh

Khi đọc đến đây thì chắc bạn đã hiểu về Home Assistant. Nó có những tính năng, ưu điểm vượt trội. Nhưng có câu hỏi đặt ra liệu rằng có thật sự cần Home Assistant khi lắp hệ thống nhà thông minh hay không?

Hãy cùng với Thiên Phúc Tech phân tích thêm nhé.

Không sử dụng Home Assistant

Điểm thuận lợi:

Khi bạn lắp nhà thông minh, thường chọn những thiết bị của cùng một hãng. Và thông qua các app của nhà sản xuất, bạn có thể quản lý được các thiết bị thông minh trong nhà bạn. Ví dụ Xiaomi có app Mi Home, Broadlink có app IHC, SOnOff có app eWeLink,… Đây chính là điểm thuật lợi cho bạn. Không cần phải cài thêm Home Assistant.

Điểm bất lợi:

Thứ 1: Là nếu bạn sử dụng nhiều thiết bị của các hãng khác nhau thì bạn cần cài nhiều app, để quản lý chúng. Và sẽ có những thiết bị không liên kết được với nhau, do đó chúng không thể hoạt động cùng nhau được. Ví dụ: Bạn không thể cài đặt cảm biến chuyển động của Xiaomi khi phát hiện chuyển động sẽ bật đèn với công tắc của SOnOff được.

Thứ 2: Các hãng sản xuất thiết bị thông minh có máy chủ (sever) ở nước ngoài. Nếu có tình trạng như “cá mập cắn cáp” thì sẽ dẫn đến app quản lý hệ thống có internet chập chờn, không ổn định.

Sử dụng Home Assistant

Điểm thuận lợi: Với những tính năng kể trên thì Home Assistant đóng vai trò như tổng quản, đầu não của căn nhà của bạn. Nó giúp các thiết bị của các hãng khác nhau liên kết thống nhất với nhau trên một giao diện quản lý.

Trong trường hợp “cá mập cắn cáp” thì bạn vẫn có thể điều khiển và quản lý bằng đường Internet trong nước, vẫn đảm bảo sự ổn định cho bạn.

Điểm bất lợi:

Để có thể cấu hình và setup cho Home Assistant quản lý các thiết bị điện thông minh trong nhà bạn thì bạn cần có kỹ thuật nhất định. Hiện nay Home Assistant có một đội ngũ hỗ trợ nhưng thường team này ở nước ngoài, nên còn hạn chế về mặt ngôn ngữ và giao tiếp.

Để cài đặt Home Assistant, các bạn cũng cần một chút kiến thức về kỹ thuật để hiểu được ở mức độ cơ bản như: Raspberry là gì, SSH là gì, rồi SSL là gì.. ngoài ra, còn phải biết thêm một chút về các loại sóng như sóng Z-Wave, Sóng Zigbee, hay cũng nên tìm hiểu xem cảm biến là gì, các loại cảm biến trên thị trường…

Tuy nhiên, các bạn cũng không cần quá lo lắng, có rất nhiều bài viết với hình ảnh minh hoạ rõ ràng giúp các bạn chỉ cần copy paste là có thể cài được Home Assistant

Kết Luận

Vậy qua bài viết này, bạn có thể hiểu được Home Assistant là gì, những tính năng và ứng dụng của nó trong nhà thông minh ra sao.

Hi vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn trong việc quản lý nhà thông minh một cách đơn giản và dễ dàng hơn.

Nguồn tham khảo:

Trang chủ Home Assistant: https://www.home-assistant.io/

Trang chủ Hass.io: https://www.home-assistant.io/hassio/

Cài đặt Home Assistant (English): https://www.home-assistant.io/getting-started/

Các Components có thể kết nối với Home Assistant: https://www.home-assistant.io/integrations/

Chat Zalo Chat Facebook